Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh rất hay gặp các triệu chứng về tâm lý, theo y học cổ truyền thì đó là nhiệt nóng trong người thoát ra. Có thể là do âm hư, ít uống nước hoặc tức giận. Ngoài ra, thời kỳ tiền mãn kinh cũng là một phần trong việc làm tính khí nóng của phụ nữ tăng cao.
Hải Thượng Lãn Ông cho rằng, “chân hỏa là khí nóng trong thân người, hộ vệ cho thân thể, nếu kém thì bệnh mà mất đi thời chết”. Chữa hỏa phải dùng cách “tòng trị”, nương theo tính của hỏa để dẫn nó về chỗ cũ, thường gọi là “dẫn hỏa quy nguyên”. Sau đây là một số bài thuốc thường dùng phòng trị chứng hỏa:
Nếu người bệnh hay khô đắng miệng, táo bón do can hỏa, uất nhiệt: Dùng bài Đơn chi tiêu dao tán gia giảm gồm: sài hồ 14g, đương quy 20g, bạch thược 20g, bạch truật 12g, bạch linh 14g, chích thảo 10g, đơn bì 14g, chi tử 10g, ngưu tất 12g, sinh khương 12g. Tất cả tán bột làm hoàn hoặc sắc uống. Tác dụng: sơ can thanh nhiệt kiện tỳ, dưỡng huyết... Phòng trị hỏa vượng máu dồn lên đầu hay đau đầu chóng mặt, mặt đỏ, vã mồ hôi, tức ngực sườn đầy tức, mệt mỏi rã rời, khó ngủ, kinh nguyệt không đều, miệng khô, đại tiện bón, có khi nóng hâm hấp như sốt.
boc hoa
Gia giảm: Nếu người gầy huyết hư kinh không đều gia thục địa 20g hoặc sinh địa 20g; nếu đau tức ngực sườn gia hương phụ 10g; đau mỏi vai gáy gia cát căn 14g.
Kiêng kỵ: Người da xanh mét, tay chân lạnh, tỳ yếu hay tiêu chảy, bụng đầy chậm tiêu, ho đàm nhiều. Với người tỳ thận hư hàn, chân lạnh, đi cầu lỏng, nếu dùng bỏ vị đơn bì, chi tử.
Nếu người nóng hay đau đầu chóng mặt do huyết hư hỏa vượng: Dùng bài Tứ vật thang gia giảm: thục địa 30g, đương quy 16g, xuyên khung 14g, bạch thược 20g, cẩu kỷ 14g, cúc hoa 14g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 14g, ngưu tất 12g, cam thảo 6g, đại táo 12g, sinh khương 12g. Sắc uống ngày một thang.
Tác dụng: Bổ huyết thanh hỏa. Trị đau đầu chóng mặt, ù tai, đầu lúc đau lúc không, do huyết hư hỏa vượng. Gia giảm: Nếu chóng mặt gia thuyền thoái 10g; nếu tăng huyết áp gia hạ khô thảo 14g; miệng khô khát gia thiên hoa phấn 14g; nếu đau hông sườn bỏ cúc hoa gia sài hồ 12g, bạch truật 12g.
Kiêng kỵ: Người đau đầu, nghẹt mũi xổ mũi do cảm lạnh.
Nếu người nóng bứt rứt khó ngủ do thận âm hư hỏa vượng: Dùng bài Lục vị hoàn gia giảm: thục địa 30g, hoài sơn 18g, sơn thù 14g, đơn bì 16g, phục linh 10g, trạch tả 8g, huyền sâm 12g, ngưu tất 12g, cẩu kỷ 14g, cúc hoa 12g.
Tác dụng: Trị đau đầu do can hỏa vượng. Bổ can thận âm thanh hỏa, giáng hỏa. Phòng trị đau đầu chóng mặt, khó ngủ, do can thận âm hư gây như đầu choáng, mắt hoa, tai ù, điếc, ra mồ hôi trộm, mờ mắt, mỏi mắt, khô mắt.
Gia giảm: Nếu tiểu vàng, dắt, gia tri mẫu 12g, hoàng bá 10g; khó ngủ gia lạc tiên 12g.
Kiêng kỵ: Người tỳ yếu hay tiêu chảy, bụng đầy chậm tiêu, ho đàm nhiều đang bị cảm.
Lương y Nguyễn Văn Sáu
Thông cáo bên lề:
Nấm ngọc cẩu được phát hiện trên đỉnh núi cao Tây Côn Lĩnh và Hoàng Liên Sơn, độ cao của nấm ngọc cẩu phát triển tốt nhất là 1500m so với mực nước biển. Nấm ngọc cẩu có hình dạng nữa cây. Câ có màu đen sẫm và hoa đực hoa cái nầm trên một thân còn được gọi là lưỡng tính. Hiện nay nhiều người tìm thấy nấm ngọc cẩu ở các vùng khác như
Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang. Nấm ngọc cẩu có nhiều tác dụng chữa bệnh và đặc biệt là chữa yếu sinh lý, tiền chất của nấm ngọc cẩu giúp giản tĩnh mạch ngoại biên và làm cho môi nhỏ và. Xem thêm: > cong dung nam ngoc cau